Giới Thiệu

Bệnh viện Mắt Trung ương được thành lập năm 1917 với quy mô 50 giường bệnh. Lúc bấy giờ đây được xem là một bệnh viện lớn nhất Đông Dương.

Lúc đó bệnh viện chỉ có vài bác sĩ, các phương tiện khám được trang bị thô sơ, thực hiện khám và điều trị bệnh về mắt thông thường. Bệnh viện chủ yếu phục vụ cho thực dân Pháp, việc điều hành cũng do thực dân Pháp.
[toc]
Dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như Bộ Y tế Bệnh viện không ngừng lớn mạnh và phát huy tinh thần đoàn kết sáng tạo, năng động. Từ đó giúp cho bệnh viện đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đáp ứng tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

Hiện nay, Bệnh viện Mắt Trung ương Hà Nội có quy mô lớn hơn trước kia rất nhiều. Từ quy mô 50 giường bệnh, hiện nay bệnh viện đã phát triển lớn mạnh lên quy mô 450 giường. Cùng với đó là 10 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng, 9 phòng chức năng với tổng số 538 cán bộ, viên chức, công chức và người lao động trong bệnh viện.

Bệnh viện cũng là đơn vị đầu ngành Nhãn khoa của nước ta ứng dung thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu vượt tầm quốc gia, ngang tầm với thế giới như: Ghép giác mạc lớp sâu, phẫu thuật đục thủy tinh thể, tạo hình thẩm mỹ, bong võng mạc, cắt dịch kính…

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng bệnh viện đang trở thành địa chỉ tin cậy nhất cho người dân cả nước.

Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện

Với vai trò là bệnh viện mắt tuyến trung ương nên Bệnh viện Mắt Trung ương thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Bệnh viện tiếp nhận và điều trị các bệnh thuộc chuyên khoa Mắt;
  • Thực hiện khám và chữa trị bệnh nhân theo yêu cầu;
  • Tiếp nhận những bệnh nhân cấp cứu về mắt;
  • Thực hiện điều trị nội trú, ngoại trú cho những bệnh nhân có bảo hiểm y tế (BHYT) và các trường hợp bệnh nhân mà các tuyến khác hiện chưa có khả năng chữa trị;
  • Thực hiện phối hợp với những cơ sở phòng chống mù lòa hoặc các trung tâm phòng chống bệnh xã hội ở các tỉnh nhằm phát hiện và dập tắt dịch về mắt kịp thời;
  • Chữa trị và phục hồi chức năng cho những người bị khiếm thị;
  • Bệnh viện thực hiện khám và chữa trị bệnh cho những người nước ngoài;
  • Thực hiện công tác phòng bệnh cũng như tuyên truyền các bệnh về mắt.
  • Ngoài ra, bệnh viện thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ chuyên ngành mắt, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, hợp tác quốc tế và quản lý bệnh viện.

Cơ cấu tổ chức và các khoa khám chữa của Bệnh viện Mắt Trung ương

Hiện nay, sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Mắt Trung ương bao gồm ban giám đốc và các phòng gồm: Phòng nghiệp vụ; Khoa lâm sàng; Khoa cận lâm sàng; Tổ chức trực thuộc. Trong đó:

Ban giám đốc bao gồm:

Đỗ Như Hơn
Bác sĩ Đỗ Như Hơn – Giám đốc bệnh viện
  • Phó Giáo sư, Bác sĩ Đỗ Như Hơn – Giám đốc bệnh viện.
  • Thạc sĩ. CNKT Nguyễn Đức Thành – Phó Giám đốc bệnh viện.
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cung Hồng Sơn – Phó Giám đốc bệnh viện.
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Ngọc Đông – Phó giám đốc bệnh viện.

Phòng nghiệp vụ gồm:

  • Phòng Kế hoạch tổng hợp;
  • Phòng Tổ chức cán bộ;
  • Phòng Vật tư trang thiết bị y tế;
  • Phòng Tài chính kế toán;
  • Phòng Hánh chính quản trị;
  • Phòng Điều dưỡng trưởng;
  • Phòng Công nghệ thông tin.

Khoa lâm sàng bao gồm:

  • Khoa chấn thương;
  • Khoa Mắt trẻ em;
  • Khoa Đáy mắt – Màng bồ đào;
  • Khoa Kết giác mạc;
  • Khoa Glôcôm;
  • Khoa Khúc xạ;
  • Khoa Tạo hình – Thẩm mĩ;
  • Khoa Khám, chữa bệnh theo yêu cầu;
  • Khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú;
  • Khoa Gây mê hồi sức.

Khoa cận lâm sàng, bao gồm:

  • Khoa Xét nghiệm tổng hợp;
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh;
  • Khoa Dược;
  • Khoa Dinh dưỡng;
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

Tổ chức trực thuộc:

  • Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến gồm: Phòng quản lý khoa học – đào tạo; Phòng chỉ đạo tuyến;
  • Ngân hàng mắt.

Các dịch vụ khám chữa tại Bệnh viện Mắt Trung ương

Những dịch vụ khám, điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương hiện nay đó là:

Bệnh viện khám và điều trị các bệnh chuyên khoa mắt
  • Thực hiện khám và điều trị các bệnh chuyên khoa mắt;
  • Điều trị các bệnh lý về mắt bẩm sinh ở trẻ em như: Đục thể thủy tinh; di chứng màng đồng tử; tật khúc xạ; những bất thường về mi mắt như quặm bẩm sinh, sụp mi…
  • Thực hiện các phẫu thuật đặc trưng như: Mổ đục thủy tinh thể ở trẻ em, quặm bẩm sinh, sụp mi, lác mắt…
  • Điều trị các chấn thương về mắt như: Chấn thương mi, bệnh lý về u của nhãn cầu, chấn thương hố mắt. Thực hiện phẫu thuật tạo hình mi mắt, nhãn cầu, phẫu thuật dịch kính võng mạc…
  • Chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến đáy mắt màng bồ đào, võng mạc, phẫu thuật cắt dịch kính, đông lạnh chữa trị một số bệnh hắc võng mạc…
  • Điều trị các bệnh thuộc phần trước nhãn cầu như: Bệnh về giác mạc, bệnh về mi mắt kết mạc, bệnh về đường dẫn nước mắt, tuyến nước mắt.
  • Điều trị bệnh glôcôm, điều trị tình trạng bong võng mạc, nhiễm khuẩn nội nhãn…

Một số bác sĩ điều trị nổi tiếng

Bệnh viện Mắt Trung ương hiện nay quy tụ được nhiều bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong việc khám chữa, trong số đó phải kể đến những bác sĩ sau:

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Minh Châu – Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện.
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn – Phó trưởng khoa Glôcôm – Bệnh viện Mắt Trung ương.
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Bích Thủy – Trưởng khoa Mắt trẻ em – Bệnh viện Mắt Trung ương.
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Ngọc Đông – Phó Giám đốc Bệnh viện.
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Kim Xuân – Hiện đang là Phó Trưởng khoa Mắt trẻ em – Bệnh viện Mắt Trung ương.
  • Ths, Bác sĩ Đỗ Quang Ngọc – Bác sĩ điều trị chính tại Khoa Mắt trẻ em.

Chi phí một số dịch vụ nổi bật

Các chi phí khám, điều trị tại bệnh viện được niêm yết giá dịch vụ theo đúng quy định của Nhà nước. Người bệnh có thể tham khảo mức chi phí của một số dịch vụ nổi bật của bệnh viện dưới đây:

  • Chi phí chụp hốc mắt thẳng/nghiêng: 45.000 đồng
  • Chi phí chụp Blondeaux – Hirtz: 40.000 đồng
  • Chi phí chụp Vogd: 20.000 đồng
  • Chụp lỗ thị giác 2 mắt: 30.000 đồng
  • Chụp Baltin: 40.000 đồng
  • Chụp đáy mắt: 20.000 đồng
  • Chụp Angiography mắt: 120.000 đồng
  • Chụp mạch huỳnh quang đáy mắt: 40.000 đồng

Những câu hỏi thường gặp

Bệnh viện Mắt Trung ương là địa chỉ khám, chữa đầu ngành chuyên khoa mắt tại tại nước ta cho nên được rất nhiều người bệnh quan tâm. Dưới đây là những câu hỏi, vấn đề thường gặp về bệnh viện bạn nên lưu ý:

1. Bệnh viện Mắt Trung ương ở đâu?

Hiện Bệnh viện Mắt Trung ương có địa chỉ tại số 85 đường Bà Triệu – quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội. Thường gọi tắt là Bệnh viện Mắt Trung ương 85 Bà Triệu. Số điện thoại: 024 3826 3966.

Google maps: https://goo.gl/maps/yzafLSECR3eSUQLo9

Vài năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu khám, chữa ngày càng cao của người dân bệnh viện đã thuê địa điểm 27 Bùi Thị Xuân ở phía sau bệnh viện để làm Trung tâm tư vấn và phẫu thuật điều trị mắt cận thị, đục thuỷ tinh thể, loạn thị, viễn thị… Do vậy, nhiều người vẫn gọi Bệnh viện Mắt Trung ương là Bệnh viện Mắt Trung ương 27 Bùi Thị Xuân.

2. Lịch làm việc của Bệnh viện như thế nào?

Bệnh viện khám chữa bệnh trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu.

  • Buổi sáng: Từ 7h30 – 12h00.
  • Buổi chiều: Từ 13h00 – 16h30.

Vậy, Bệnh viện Mắt Trung ương có khám thứ 7 không? Bệnh viện Mắt Trung ương có khám vào Chủ nhật không? Câu trả lời là CÓ. Bệnh viện có khám chữa ngoài giờ hành chính, vào cuối tuần và các ngày lễ, thời gian từ 16h30 – 18h30 hàng ngày.

3. Bệnh viện Mắt Trung ương gần bến xe nào? Có những xe bus nào đi qua?

Cách di chuyển đến bệnh viện như thế nào luôn là điều mà người bệnh quan tâm nhất. Bệnh viện Mắt Trung ương nằm ở khu vực phố cổ, đặc biệt ở đây là đường 1 chiều nên người bệnh cần kiểm tra kỹ đường đi trước đi đến khám để không mất nhiều thời gian.

Bạn có thể đến bệnh viện từ các điểm bến xe lớn như Giáp Bát, Lương Yên, Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình khá thuận tiện. Cụ thể đường đi Bệnh viện Mắt Trung ương bằng xe bus từ các bến xe lớn như sau:

  • Hướng đi từ bến xe Giáp Bát: Tại bến xe Giáp Bát bạn bắt tuyến xe bus số 08A (Long Biên đi Đông Mỹ). Bạn xuống tại điểm 25A-25B Phố Huế. Tiếp tục đi bộ vào khoảng 450m là đến bệnh viện.
  • Hướng đi bệnh viện từ bến xe Gia Lâm: Để đến Bệnh viện từ đây bạn sẽ bắt sẽ bus số 03 (Tuyến Giáp Bát đi bến xe Gia Lâm). Bạn xuống tại điểm 54E Trần Hưng Đạo, sau đó đi bộ khoảng 500 là đến bệnh viện.
  • Hướng đi từ bến xe Mỹ Đình: Nếu từ bến xe Mỹ Đình bạn sẽ bắt xe bus số 30 (Mai Động đi bến xe Mỹ Đình). Bạn xuống điểm 83A Trần Xuân Soạn, sau đó đi bộ khoảng gần 400m để đến Bệnh việ

4. Quy trình khám chữa như thế nào?

Quy trình khám tại bệnh viện cũng là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Cụ thể quy trình khám như sau:

  • Bước 1: Người bệnh đến quầy tiếp đón để đăng ký, điền thông tin cá nhân để tiến hành khám.
  • Bước 2: Tiếp theo người bệnh đến quầy thu ngân đóng chi phí khám, nhận phiếu khám và đến phòng khám đã được ghi trên phiếu.
  • Bước 3: Khi đến phòng khám, bệnh nhân ngồi chờ đến lượt khám bệnh. Lưu ý rằng, nếu là trẻ em dưới 9 tuổi và người già > 75 tuổi sẽ được ưu tiên vào khám trước).
  • Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chỉ định bệnh nhân xét nghiệm nếu cần.
  • Bước 5: Sau khi khám xong bệnh nhân sẽ quay lại quầy thu ngân để đóng chi phí thủ thuật hoặc xét nghiệm nếu được chỉ định.
  • Bước 6: Nếu được chỉ định xét nghiệm người bệnh sẽ được hướng dẫn đến phòng, khu làm xét nghiệm, thực hiện chụp – chiếu theo yêu cầu từ bác sĩ.
  • Bước 7: Sau khi làm xong các yêu cầu trên người bệnh quay nhận kết quả và quay lại phòng khám bệnh để gặp bác sĩ.
  • Bước 8: Người bệnh nhận kết quả chẩn đoán cuối cùng từ bác sĩ kèm theo đó là đơn thuốc điều trị.

Kinh nghiệm và lưu ý khi đi khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương

Nếu là lần đầu tiên đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương, để không mất quá nhiều thời gian thì người bệnh hãy lưu ý những điều sau đây:

  • Nếu bệnh nhân đến khám đi phương tiện bằng xe máy hay xe đạp thì gửi xe ngay ở bãi để xe tại cổng chính của bệnh viện, trên vỉa hè của phố Bà Triệu.
  • Trường hợp bạn đi phương tiện là ô tô thì sẽ gửi xe tại bãi phía sau của bệnh viện ngay trên phố Bùi Thị Xuân. Không nên gửi xe ở những bến bãi tự phát tránh tình trạng hét giá.
  • Bệnh viện nằm trên đường Bà Triệu. Người bệnh cần lưu ý đường Bà Triệu là đường 1 chiều trong khu vực phố cổ cho nên bạn cần xem đường kỹ trước khi đi tránh đi đường ngược chiều. Đừng quên lưu ý những hướng đi mà chúng tôi gợi ý ở trên.
  • Ở ngay tại cổng chính của bệnh viện có một bàn tư vấn cho người bệnh. Bạn có thể hỏi nhân viên y tế về nhiều vấn đề như: Thủ tục mua phiếu khám bệnh, khu nhà bệnh viện, các địa chỉ khoa phòng…
  • Khi đến khám người bệnh sẽ lấy sổ khám bệnh miễn phí ở khu đón tiếp tại nhà E và C. Không nên mua sổ tùy tiện tại trước cổng bệnh viện. Thực tế, có nhiều người bị “cò sổ” lừa và mua sổ khám bệnh với 30 000 đồng.
  • Bạn sẽ mua phiếu và thực hiện khám dịch vụ tại tầng 1 của nhà C.
  • Trường hợp bạn bị đau mắt, không nên mua và sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất bạn hãy mua thuốc tại nhà thuốc của Bệnh viện để mua thuốc đảm bảo giá cả cũng như chất lượng.
  • Nếu bạn có bảo hiểm y tế (BHYT) cũng như giấy chuyển tuyến BHYT từ tuyến dưới lên thì khi đi thăm khám hãy mang theo để được hưởng những quyền lợi của mình.

Như vậy, trên đây là tất cả những thông tin về Bệnh viện Mắt Trung ương mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn. Hi vọng bạn đã có câu trả lời cho những thắc mắc về bệnh viện. Chúc bạn khám, điều trị bệnh thành công